Cách đây 45 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
Hơn 45 năm đã trôi qua, kể từ ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, thời gian càng lùi xa, thì Chiến thắng 30-4-1975 của dân tộc Việt Nam càng nổi bật tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của nó. Với đồng bào các dân tộc và phụ nữ Sơn La, ngày 30/4/1975 trở nên ý nghĩa hơn khi được ôn lại truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường tự bao đời.
Ngày 28-1-1973, Ban chấp hành trung ương ra lời kêu gọi nhân dân cả nước tăng cường đoàn kết, đề cao cảnh giác, củng cố những thắng lợi đã giành được , hoàn thành cuộc cách mạng giành độc lập, dân chủ ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà.Trong bản Di chúc, chủ tịch Hồ chí Minh đã có lời dặn dò riêng đối với phụ nữ: “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần sứng đánh trong chiến đấu và sản xuất. Đảng và chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vương lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ” Bác rất coi trọng vị trí và thực lực của người phụ nữ trong mọi lĩnh vực, đánh giá đúng vai trò của phụ nữ trong các cuộc cách mạng nên Bác động viên chị em phải nỗ lực phấn đấu để bình đẳng với nam giới.
Phụ nữ việt Nam không chỉ đảm đang, anh dũng kiên cường trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà còn có sự "thông minh, sáng tạo, nhạy bén" không thua kém gì đấng mày râu. Không chỉ có ra chiến trường cầm súng, cầm gương mới là những chiến sĩ mà còn những người phụ nữ không trực tiếp tham gia chiến đấu nơi trận tuyến nhưng vẫn hăng hái lao động sản xuất, làm nên hạt lúa, củ khoai, manh áo… tiếp thêm sinh lực để bộ đội ta “ăn no, đánh thắng”. Trong chiến tranh chống Mỹ, hàng vạn người mẹ, người vợ miền Bắc đã không ngần ngại hy sinh hạnh phúc cá nhân, động viên chồng con, anh em lên đường vào Nam chiến đấu thực hiện nghĩa vụ của hậu phương miền Bắc, hết lòng chi viện cho chiến trường miền Nam với tinh thần “ Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Chị em vùng tự do, vùng địch tạm chiếm đã không tiếc sức người sức của đóng góp cho cách mạng, tiếp tế cho kháng chiến. Ngay cả trong vùng địch chiếm đóng chị em cũng không ngại nguy hiểm, không quản hy sinh, hết lòng giúp đỡ, che giấu cán bộ. Những người mẹ, người chị, người em ấy đã dành dụm từng đồng tiền, bát gạo, từng tấc vải, viên thuốc để tiếp tế, ủng hộ cho cách mạng.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đang bước sang giai đoạn mới, đấu tranh ngày càng quyêt liệt đòi hỏi càng phải xây dựng hậu phương miền Bắc vững mạnh và chi viện ngày càng tăng cho chiến trường miền Nam. Với khẩu hiệu “Cả Sơn La là một công trường hùng vĩ, mỗi người dân là một dũng sĩ xây dựng chủ nghĩa xã hội”, phụ nữ các dân tộc Sơn La đã thể hiện khả năng cách mang to lớn của mình trong khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, đóng góp tích cực vào kế hoạch Nhà nước năm 1974-1975.
Trên mặt trận sản xuất nông- lâm nghiệp, các cấp hội đã tập trung giáo dục chị em ý thức làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, động viên chị em góp sức phấn đấu thực hiện chủ trương của Đảng là tạo ra một bước chuyển mới trong sản xuất theo hướng phát triển toàn diện đi đôi với chuyên canh, thâm canh; bảo vệ rừng năng cao năng suất và sản lượng cây trồng, con nuôi; giải quyết nhu cầu lương thực và thực phẩm , tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp địa phương và tốt nghĩa vụ với Nhà nước. Để huy động cao nhất phụ nữ tham gia sản xuất các cấp Hội đã đề nghị với hợp tác xã xử dụng hợp lý lao động nữ trong các khâu sản xuất và phát động phong trào đăng ký ngày công cao, nhận làm thêm giờ, thêm buổi chiều. Nhiều chị em đã đưa từ 250 ngày công lên 300 ngày công/năm. Nhiều tổ và chi hội Phụ nữ đã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa, thi cấy giỏi theo lối mới; các khâu giống, phân bón, thủy lợi, công cụ cải tiến phòng trừ sâu bệnh….Phong trào “Kiện tướng 2.000kg phân bón” phát triển khắp nợi, thu hút đông đảo chị em các lứa tuổi tham gia. Đã có hơn 3000 hội viên làm từ 2 tấn đến 6 tấn phân 1năm, nhiều chị đạt đến 10 tấn. Hưởng ứng phong trào: “ Hoa màu nhiều, chăn nuôi giỏi”, các cấp Hội đã động viên chị em tận dụng đất trồng hoa màu phát triển chăn nuôi lợn , đăng ký làm nghĩa vụ thực phẩm cho Nhà nước. Tổng kết phong trào chăn nuôi giỏi , Ủy ban hành chính tỉnh và Hội LHPN Sơn La đã tặng bằng khen cho 10 đơn vị và 613 cá nhân , trong đó 327 chị là kiện tướng chăn nuôi.
Trên mặt trận sản xuất công nghiệp, xây dựng giao thông vận tải và hành chính sự nghiệp phong trào phụ nữ cũng có những bước phát triển mới. Lực lượng lao động nữ và công nhân kỹ thuật ngày càng đông. ở nhiều xí nghiệp chị em công nhân đã đảm nhiệm phần lớn những khâu kĩ thuật thay thế anh em đi chiến đấu.Trong công tác giao thông vận tải , lực lưỡng nữ chiếm 50,2% so vơi tổng số công nhân của ngành.Những năm chiến tranh công nhân ngành giao thông phải hoạt động ở những nơi nguy hiểm nhất, nhưng chị em đã nêu cao quyết tâm: “Sống bán cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm”. Với ý chí sắt đá ấy, ngành giao thông vận tải đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ mạch máu giao thông suốt trong mọi tình huống.
Phụ nữ làm công tác lưu thông phân phối tài chính ngân hàng với lực lượng nữ chiếm 62% so với tổng số cán bộ trong ngành đã trở thành lực lượng có tính chất quyết định trên nhiều mặt hoạt động của ngành. Từ việc bán đến việc mua, quản lý khó, xuất –nhập hàng cấp phát …chị em đều làm tôt. Nhiều chị nêu tấm gương tận tụy phục vụ khách hàng , phụ vụ sản xuất và đời sống, tỏ rõ dức tính liêm khiết, cần kiệm làm lợi cho Nhà nước.
Phụ nữ ngành y tế chiếm 63%lực lượng lao động đã làm việc quên mình, tham gia xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp, phục vụ phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, tiêu biểu như là chị em Khoa nhi bệnh viện tỉnh, nhiều năm là tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa. Chị em trong các ngành giáo dục, bưu điện, văn hóa – thông tin, các cơ quan hành chính sự nghiệp, công nông–lâm trường…đều đẩy mạnh phong trào “ Ba đảm đang” nâng cao hiệu xuất công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đi đôi với phát triển sản xuất, các cấp Hội còn chú ý động viên, giáo dục chị em thực hành tiết kiệm. Phong trào gửi tiền tiếp kiện ngày càng phát triển. Hàng năm, chị em bán cho Nhà nước hàng trăm tấn thóc , ngô ngoài nghĩa vụ và hàng trăm tấn thịt các loại. Bình quân tiền gửi tiết kiệm tăng dần năm 1972 là 22 đồng/người, năm 1974 là 24 đồng/ người.
Về công tác hậu phương quân đội, phục vụ chiến đấu và chiến đấu, Hội phụ nữ đã coi trọng việc chăm sóc các gia đình liệt sĩ, thương binh, bộ đội …Hằng năm đã phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức xây dựng gia đình quân nhân, thương binh liệt sĩ gương mẫu; tổ chức toạ đàm gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình bộ đội; tổ chức những ngày hành động giúp đỡ gia đình chính sách ; vận động chị em thanh niên xây dựng gia đình với anh em thương binh, qua đó góp phần quan trọng đảm bảo các gia đình bộ đội tại ngũ được ổn định về vật chất , vui vẻ tinh thần. Do đó làm tốt công tác hậu phương quân đội, các cấp Hội đã góp phần cùng toàn tỉnh hoàn thành vượt mức các đợt tuyển quân. Tính đến năm 1974 toàn tỉnh đã động viên gần 11.000 thanh niên nhập ngũ Nhiều gia đình đã tiến con thứ ba, thứ tư lên đường đi đánh giặc. . hàng nghìn chị là vợ bộ đội đã đảm việc nhà, giỏi việc nước, chung thủy vẹn toàn, động viên chồng yên tâm chiến đấu, lập công.
Công tác chăm sóc sức khỏe đời sống của phụ nữ và trẻ em cũng được các cấp Hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và coi là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. Các cấp hội đã chủ động tham gia với các cấp ngành, các cơ quan xí nghiệp phối hợp với ban bảo vệ trẻ em tập chung xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống nhà trẻ mẫu giáo. Đến năm 1974 toàn tỉnh đã có 708 nhà trẻ với 6.550 cháu, chiếm 15% so với tổng số cháu trong độ tuổi; 136 lớp mẫu giáo vơi 3.880 cháu chiếm 10% cháu trong độ tuổi mẫu giáo. Các cấp Hội thường xuyên tuyên truyền giáo dục đạo đức mới của người phụ nữ, qua đó hướng dẫn, vận động chị em xây dựng bảo vệ hạnh phúc gia đình, bỏ các tập tục lạc hậu, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Hội còn phôi hợp với Tòa án và Viện kiểm sát tuyên truyền luật hôn nhân gia đình, kiên quyết xử lý các vụ vi phạm, đồng thời phát động dự luận xã hội lên án mạnh mẽ những hành động sai trái, vi phạm quyền bình đẳng nam nữ trong gia đình và xã hội.
Với lỗ lực phấn đấu và tích cực tham gia các phong trào thi đua, lao động sản xuất, Hội phụ nữ Sơn La và phong trào phụ nữ trong toàn tỉnh có bước trưởng thành vượt bậc, góp phần to lớn vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội hoàn thành những chỉ tiêu, kế hoạch hai năm 1974-1975. Trong điều kiện tỉnh mới thành lập đã phải đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, với truyền thống yêu nước, dũng cảm, đảm đang phụ nữ Sơn La đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vừa sản xuất làm nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, vừa chiến dấu đánh trả máy bay Mỹ, thay anh em, chồng con ra tiền tuyến giết giặc, chị em đã nỗ lực phấn đấu và giành được những thành tích to lớn, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện phong trào “ năm tốt” và “ba đảm đang” do hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động. Góp phần to lớn vào vào sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, phụ nữ Sơn La mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, phụ nữ Sơn La sẽ tiếp tục ghi thêm những trang sử vẻ vang của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và xây dựng quê hương Sơn la ngày càng phồn vinh giàu đẹp./.
Phương Loan