PHỤ NỮ SƠN LA TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

PHỤ NỮ SƠN LA TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

       Đầu năm 1945, cục diện cách mạng thế giới có những chuyển biến cơ bản, ở Đông Dương, phong trào cách mạng của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Cam Pu Chia ngày càng dâng cao, mâu thuẫn giữa Pháp và Nhật ngày càng gay gắt. Đảng ta nhận định “Hai con chó đế quốc không thể ăn chung một miếng mồi béo bở như Đông Dương, sớm hay muộn Nhật cũng lật đổ thực dân Pháp” [Văn kiện Đảng về Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam 1930-1945 Tập I, tr.385]. Đêm 9-3-1945, Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương. Chỉ trong ba ngày, thực dân Pháp trên toàn Đông Dương đầu hàng Nhật. Một bộ phận quân Pháp do tướng Alêcxăngđri cầm đầu lén chạy sang Trung Quốc qua đường Việt Bắc, Tây Bắc và Lào.
       Trước phong trào cách mạng lên cao như nước vỡ bờ của nhân dân Đông Dương, để củng cố ách thống trị, bằng nhiều thủ đoạn, phát xít Nhật đã thẳng tay đàn áp, khủng bố nhằm uy hiếp tinh thần nhân dân ta. Chúng tăng cường vơ vét thóc gạo, thực phẩm, bắt phu, bắt lính để phục vụ cho nhu cầu rất lớn của chúng, cộng với thiên tai lũ lụt trên cả nước, nhất là đồng bằng sông Hồng đã xảy ra nạn đói khủng khiếp cướp đi sinh mạng của hai triệu đồng bào. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với bọn cướp nước và tay sai là mâu thuẫn không thể dung hoà. Nhân dân càng nung nấu ý chí căm thù giặc, chờ thời cơ đến, nhất tề đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập dân tộc.
       Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Bản Chỉ thị đả đê ra chú trương cách mạng trong thời kỳ mới. Trên cơ sở của bản Chỉ thị, cách mạng Việt Nam chuyển thành cao trào với những cuộc khởi nghĩa từng phần liên tiếp nổ ra ở nhiều địa phương trong cả nước, thôi thúc khí thế cách mạng của quần chúng ở Sơn La càng thêm sôi sục.
       Chớp thời cơ đó, Chi bộ nhà ngục Sơn La đã họp mở rộng với Ban lãnh đạo nhà tù đề ra kế hoạch và chuẩn bị mọi mặt để tổ chức thoát ngục. Với chủ trương: bình tĩnh, duy trì trật tự, tránh khiêu khích để bảo toàn lực lượng, đồng thời đề ra kế hoạch đấu tranh để thoát ngục và đề phòng chúng lén lút thủ tiêu tù chính trị khi chuyển tù. Trước áp lực đấu tranh kiên quyết nhưng mềm dẻo, hợp tình hợp lý của tù chính trị và khí thế cách mạng ngày càng dâng cao trong cả nước, chiều 17-3-1945, tên giám ngục buộc phải tuyên bố chuyển tù chính trị về căng Nghĩa Lộ. Trên con đường từ Mường La - Tạ Bú - Ngọc Chiến - Tú Lệ, các tù nhân đã đấu tranh tự giải thoát, đáp ứng kịp thời việc cung cấp cán bộ cho cách mạng trong tình hình mới. Gần 200 cán bộ của Đảng đã nhanh chóng toả về các địa bàn hoạt động, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa, giành chính quyền ở các địa phương.
       Việc phát triển các hội cứu quốc dược tiến hành rất khẩn trương. Toàn tỉnh đã cổ trên 60 cơ sở cách mạng với trên 200 hội viên cứu quốc, ơ Mường Chanh phong trào phát triển mạnh mẽ, cả 12 bản đều có cơ sở cách mạng. Mường Chanh được chọn làm nơi xây dựng căn cứ địa cách mạng. Tại đây, đơn vị vũ trang đầu tiên của Sơn La ra đời với 40 chiến sĩ, do đông chí Câm Vĩnh Tri phụ trách. Đội được huấn luyện về quân sự và chính trị, được trang bị vũ khí do nhân dân ủng hộ tiền quyên góp, mua sắm, trong đó có sự ủng hộ tích cực của chị em các bản. Hội người Thái cứu quốc (côn tay chất mương) ở Mường Chanh ra đời và ngày càng phát huy ảnh hưởng trong nhân dân. Hội có đông đảo phụ nữ tham gia như chị Câm Thị Dực, Câm Thị Kheo. Hội đã xuất bản tờ báo Lắc Mương (Trụ cột đất nước) bằng hai thứ chứ Kinh và Thái để kêu gọi đồng bào các dân tộc Tây Bắc đoàn kết chặt chẽ, hưởng ứng Mặt trận Việt Minh, chống Nhật cứu nước. Hội còn dùng nhiều hình thức khác để tuyên truvền vận động nhân dân như viết khẩu hiệu trên hang đá, vách núi, dùng băng, cờ, khẩu hiệu bướm... Ngoài ra, Hội còn tích cực gây quỹ để mua sắm vũ khí. Đặc biệt ở Mường Chanh đã tô chức đội tự vệ bí mật để trừng trị bọn phản động, tay sai, mật thám và bảo vệ cơ sở cách mạng. Hội Thanh niên cứu quốc ở Mường La và Tỉnh ly từ hai tổ ban đâu đã phát triển lên tám tổ, được tổ chức và lãnh đạo thống nhất. Đây là lực lượng nòng cốt để thành lập các đội tự vệ chiến đấu. Riêng ở khu Tả ngạn sông Đà, đồng chí Câm Dịn cũng tổ chức được một đội tự vệ chiến dấu. Chị em phụ nứ cũng tích cực chuẩn bị lực lượng, thực phẩm, vải đỏ để may cờ, khẩu hiệu... ủng hộ đoàn quân khởi nghĩa.
       Công việc chuẩn bị khởi nghĩa diễn ra sôi nổi, khởi nghĩa từng phần diễn ra ở một số địa phương trong cả nước. Tháng 7-1945, quân giải phóng chiến khu Vần - Hiền Lương tiến vào giải phóng châu Văn Chấn (Nghĩa Lộ), một chi đội do Trương Tiến Phúc chỉ huy tiến sang châu Phù Yên để giải phóng Phù Yên. Phong trào kháng Nhật ở đây đã phát triển mạnh, có tổ chức "Mú nóm hặc mương" (Thanh niên yêu nước), đặc biệt đội tự vệ cách mạng được lập ra và hoạt động tích cực. Các tổ chức này đã tích cực vận động nhân dân, tuyên truyền, tranh thủ các tâng lớp trên và binh lính địch ủng hộ, giúp đỡ cách mạng. Vùng Tân Phong trở thành cơ sở cách mạng. Sáng ngày 22-7-1945, khi đoàn quân của Trương Tiến Phúc vào đên đất Quang Huy, đội tự vệ và nhân dân Phù Yên bao gồm cả già, trẻ, gái. trai đã hòa nhập vào đoàn quân cách mạng tiến vào giải phóng châu ly. Bọn giặc hoang mang cực điểm, tự nguyện nộp vũ khí xin hàng. Bọn lính ở Vạn Yên vô cùng hoảng sợ. Đoàn quân khởi nghĩa tiến đến phối hợp với lực lượng nội ứng bao vây đồn, tước khí giới, bắt tri châu Lù Văn Đôi, thu ấn tín, đạn dược, giải tán lính dõng. Châu Phù Yên hoàn toàn giải phóng.
       Như vậy chỉ trong một ngày đêm, do có sự phối hợp chặt chẽ giứa các lực lượng cách mạng, nhân dân Phù Yên đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa, giành chính quyền. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng Phù Yên đã góp phần tích cực vào thắng lợi chung và khích iệ phong trào cách mạng trong tỉnh tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền.
       Ngày 15-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh và Liên Xô. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào nhận định: Cơ hội khởi nghĩa giành chính quyền ở Đông Dương đã chín muồi. Hội nghị đã thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa của ủy ban cách mạng lâm thời. Đồng chí Chu Văn Thịnh đang dự lớp huấn luyện quân sự chiến khu Quang Trung được giao nhiệm vụ trở về Sơn La để lánh đạo khởi nghĩa giành chính quyền.
       Đêm 21-8-1945, đồng chí Chu Văn Thịnh đã triệu tập cuộc họp tại nhà bà giáo Bảo ở phố Chiềng Lề đê bàn kế hoạch khởi nghĩa và cử ra Ban lãnh đạo khởi nghĩa gồm 13 đồng chí do đồng chí Chu Văn Thịnh làm Trưởng ban. Hội nghị còn phân công các đông chí phụ trách giành chính quyền ở các châu và cử một đoàn đại biểu thương thuyết với quân Nhật.
       Công việc khởi nghĩa tiến hành khẩn trương. Chỉ trong vòng một ngày các cơ sở đã chuẩn bị xong lực lượng, vũ khí, băng, cờ, khẩu hiệu... như chị em phố Chiềng Lề và các bản lân cận đã chuẩn bị sắn vải đỏ để may cờ. Việc may cờ đã được chị em đảm nhiệm. Chị em sôi nổi quyên góp lương thực, thực phẩm, thuốc cứu thương, thậm chí cả vũ khí thô sơ cho Tổng khởi nghĩa.
       Chỉ trong thời gian rất ngắn, dưới sự lãnh đạo của cán bộ Xứ uỷ và các đồng chí lãnh đạo địa phương, phong trào cách mạng Sơn La đã phát triển rộng khắp, tích cực xây dựng lực lượng cách mạng: phát triển cơ sở cách mạng ở gần khắp các châu trong tỉnh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng, khẩn trương thành lập các đội vũ trang, xây dựng căn cứ địa Mường Chanh; tăng cường sức mạnh của các tổ chức quần chúng, tập hợp đông đảo quần chúng trung kiên trong các tổ chức cách mạng: Hội Thanh niên cứu quốc (Mú nóm chất mương), Hội Thanh niên yêu nước (Mú nóm hặc mương), Hội Người Thái cứu quốc (Côn Tay chất mương); vừa tuyên truyền giác ngộ, vừa tổ chức quần chúng đấu tranh để tập dượt, đồng thời hạn chế sự áp bức bóc lột của đế quốc và tay sai đối với nhân dân lao động. Ở những nơi có điều kiện như: Mường La, Mường Chanh, Phù Yên… chuẩn bị vũ khí để sẵn sàng đấu tranh vũ trang.
       Trước khí thế cách mạng trong toàn tỉnh lên cao, đồng chí Lê Trung Toản và các đồng chí lãnh đạo địa phương quyết định thực hiện khởi nghĩa giành chính quyền ở Mường Chanh, hình thành khu giải phóng để từ đó tiến hành khởi nghĩa ở các châu: Mai Sơn, Thuận Châu, thành lập khu du kích rộng lớn, chuẩn bị mọi điều kiện để khi thời cơ đến sẽ phát động tổng khởi nghĩa trong toàn tỉnh.
       Chỉ trong một thời gian ngắn từ ngày 19-8-1945, khởi đầu từ căn cứ Mường Chanh, khởi nghĩa giành chính quyền đã liên tiếp thắng lợi ở các châu Mường La, Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu. Tuy nhiên tại Tỉnh lỵ, nơi trung tâm đầu não của chính quyền cũ, mặc dù tỉnh trưởng Cầm Ngọc Phương đã đầu hàng cách mạng, nhưng tại toà Chánh sứ trước kia của Pháp trên đồi Khau Cả, một đại đội quân Nhật vẫn chốt giữ tại đây và một đại đội lính bảo an vẫn đóng ở toà giám binh, chúng vẫn làm chủ Tỉnh lỵ.
       Thực hiện kế hoạch đã định trước, sau khi giành chính quyền ở Mường La, Mai Sơn thắng lợi, lực lượng vũ trang của hai châu phối hợp tiến về Tỉnh lỵ để giành chính quyền. Với chủ trương dùng biện pháp thương thuyết quân Nhật đầu hàng, tránh xô sát, các đồng chí lãnh đạo địa phương do đồng chí Chu Văn Thịnh làm trưởng đoàn đã thương thuyết với quân Nhật buộc chúng phải giao toàn bộ vũ khí và rút khỏi Sơn La, trên đường đi không được cướp bóc và nhũng nhiễu nhân dân. Ta đảm bảo cung cấp đủ lương thực và thực phẩm cho chúng trên đường rút. Nhưng với bản chất ngoan cố, quân Nhật không chịu trao nộp vũ khí mà viện cớ phải mang về xuôi nộp cho quân Đồng Minh, chúng chỉ trao cho ta vũ khí mà chúng tước được của quân Pháp. Ngày 23-8-1945, ta tiến quân bao vây đồi Khau Cả, các ngả đường và mục tiêu quan trọng khác. Trước áp lực của đông đảo quần chúng, ngày 25-8-1945, ông Lò Văn Mười - Trưởng Bảo an binh được các chiến sĩ trong nhà tù Sơn La cảm hoá từ trước ra mở của trại xin hàng, giải tán binh lính, giao nộp vũ khí. Trước tình thế đó, quân Nhật chấp nhận đầu hàng, nộp vũ khí và ngay đêm đó rút về Hà Nội.
       Ban cán sự Mặt trận Việt Minh và Uỷ ban cách mạng lâm thời tỉnh được thành lập. Ngày 26-8-1945, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức trên đồi Khau Cả, hàng ngàn quần chúng nhân dân, trong đó có phụ nữ các dân tộc Thái, Mông, Dao… kéo đến dự và tỏ rõ thái độ ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính quyền cách mạng. Uỷ ban cách mạng lâm thời ra mắt đồng bào, ông Cầm Văn Dung làm Chủ tịch, đồng chí Chu Văn Thịnh làm Phó chủ tịch và các uỷ viên. Ban Cán sự Việt Minh do đồng chí Chu Văn Thịnh làm chủ nhiệm và Nguyễn Tử Du làm phó chủ nhiệm cùng một số uỷ viên. Đồng chí Chu Văn Thịnh thay mặt cho chính quyền lâm thời tuyên bố: khởi nghĩa ở Sơn La hoàn toàn thắng lợi. Do đặc thù của một tỉnh miền núi hiểm trở, địa dư rộng nên việc giành chính quyền ở 2 châu: Mộc Châu và Quỳnh Nhai chậm hơn. Đến tháng 10-1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở Sơn La hoàn toàn thắng lợi. Từ nay đồng bào các dân tộc được làm chủ bản mường, đất nước.
       Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả tất yếu của quá trình vận động, tuyên truyền xây dựng cơ sở cách mạng của Đảng mà trực tiếp là Chi bộ Nhà tù Sơn La đã biết phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, yêu quê hương, bản mường, chí căm thù quân xâm lược, ách áp bức bất công của bọn quan lại phong kiến của đồng bào các dân tộc. Mặt trận Việt Minh Sơn La đã chủ động chớp thời cơ, sử dụng phương pháp cách mạng linh hoạt, mềm dẻo nhưng kiên quyết, vận dụng sáng tạo đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng vào thực tiễn địa phương miền núi có nhiều dân tộc, tranh thủ tầng lớp trên tiến bộ, tập hợp đông đảo quần chúng tạo thành sức mạnh tổng hợp, triệt để cô lập kẻ thù chính, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang, tạo những điều kiện vô cùng quan trọng để cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
       Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Sơn La nổ ra trong điều kiện thời cơ khởi nghĩa đã chín muồi, kẻ thù hoang mang cực độ nên tan rã từng mảng lớn, lực lượng quần chúng đã được tập dượt và chuẩn bị sẵn sàng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, lực lượng cách mạng của toàn dân mà nòng cốt là các đội Thanh niên cứu quốc, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phụ nữ các dân tộc trong tỉnh đã vùng lên lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến tay sai, giành chính quyền về tay nhân dân.
       Cách mạng Tháng Tám thành công là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất và là bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của cách mạng nước ta. Nó đánh dấu bước chuyển biến cực kỳ to lớn trong lịch sử dân tộc ta, đập tan ách cai trị hà khắc của thực dân trong suốt 57 năm kể từ khi thực dân Pháp xâm chiếm Sơn La; lật đổ chế độ quan lại phìa tạo phong kiến hàng ngàn năm thống trị nhân dân các dân tộc Sơn La. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi trong cả nước nói chung và Sơn La nói riêng đã đưa nhân dân ta bước vào kỷ nguyên mới, đó là độc lập, tự do và CNXH. Nhân dân các dân tộc Sơn La thoát khỏi ách áp bức, nô lệ, trở thành người làm chủ đất nước, quê hương, bản mường, cùng đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no và bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Bình An
Gửi ý kiến về bài viết cho chúng tôi
Tin liên quan