Hiệu quả trong việc triển khai công tác đối thoại chính sách

Hiệu quả trong việc triển khai công tác đối thoại chính sách

      Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đối với phụ nữ trẻ em dân tộc thiểu số, Hội LHPN tỉnh Sơn la  đã chỉ đạo các cấp hội phụ nữ trên địa bàn triển khai tuyên truyền chương trình đối thoại chính sách, nhằm cung cấp thông tin, kiến thức, kết nối hỗ trợ nhau phát triển.
Hội Viên phụ nữ Chiềng Lao huyện Quỳnh Nhai dự Hội nghị đối thoại Chính sách với chủ dề “Tảo hôn, sinh con thứ 3”
      Trong thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong tỉnh luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Hội cấp trên và của cấp ủy các cấp, sự tạo điều kiện của chính quyền và sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể liên quan, trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong đó trọng tâm là triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vẫn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.Cán bộ, hội viên, phụ nữ trong tỉnh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới của đất nước, phát huy tinh thần đoàn kết, tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, góp phần quan trọng hoàn thành các chỉ tiêu  thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
      Đối thoại chính sách là một trong những nội dung quan trọng của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia.Đối thoại là diễn đàn thực hành dân chủ, tạo sự đồng thuận, gắn kết “ý Đảng, lòng dân”, thể hiện trách nhiệm của các cấp Hội trong phát huy quyền dân chủ trực tiếp của phụ nữ, góp phần tăng cường mối liên hệ và trách nhiệm giải trình của cấp ủy, chính quyền xã với người dân phụ nữ; qua đối thoại  chính sách để lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu lắng nghe tâm tư nghuyện vọng của hội viên phụ nữ, qua đó, giải đáp những vẫn đề hội viên phụ nữ quan tâm đồng thời thúc đẩy sự tham gia tích của phụ nữ  vào quá trình xây dựng và thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội phát hiện vẫn đề, điều chỉnh cách thức, giải pháp, chỉ đạo thực hiện phù hợp với thực tiễn.
      Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã bám sát các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương, đã hướng dẫn các cấp hội đối thoạị chính sách cấp xã cụm thôn, bản tại địa phương mình phải đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, trung thực, có tính xây dựng. Lắng nghe; tôn trọng và cởi mở; thẳng thắn/không né tránh; mang tinh thần xây dựng; hướng tới sự hiểu biết chung; cùng bàn cách giải quyết vấn đề; tập trung vào nội dung công việc, mục tiêu đối thoại, không chỉ trích cá nhân. Phù hợp với các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; không lợi dụng việc góp ý, đối thoại để vu cáo, đả kích, bôi xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và hoạt động của tổ chức, cá nhân. Có tính mục tiêu, tập trung vào chủ đề đối thoại, không lan man sang các nội dung, chủ đề không liên quan trực tiếp đến chủ đề đối thoại.
      Nội dung đối thoại: tùy theo tình hình thực tiễn tại địa phương hằng năm, khi xây dựng kế hoạch, Hội LHPN ở cơ sở xác định và lựa chọn tối đa 3 nội dung vấn đề, chuyên đề cụ thể để đưa vào kế hoạch đối thoại đảm bảo phù hợp, thiết thực, giải quyết được những vấn đề đang đặt ra đối với phụ nữ trong xã hoặc cụm thôn, bản, trong đó, quan tâm đến những vấn đề bức xúc, khó khăn, vướng mắc của phụ nữ tại địa phương. Có thể cân nhắc, lựa chọn 3 nội dung trong số các chuyên đề: Chính sách pháp luật về bình đẳng giới; bình đẳng giới trên các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, y tế, giáo dục, gia đình)…Chính sách pháp luật về hôn nhân gia đình; vấn đề tảo hôn; hôn nhân cận huyết thống. Chính sách pháp luật về môi trường; vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương, đơn vị. Chính sách pháp luật về giáo dục; vấn đề hỗ trợ trẻ em trong các độ tuổi khu vực miền núi, đặc biệt khó khăn được đến trường. Chính sách phát triển kinh tế; vấn đề ổn định sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm cho phụ nữ và người dân tại địa phương; các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; chính sách hỗ trợ tiếp cận tín dụng và vay vốn. Các hoạt động liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng trong xã và cụm thôn bản. Chính sách bảo đảm an sinh xã hội; các chính sách đặc thù, riêng biệt cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các chính sách về y tế (BHYT, chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản...). Chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương. Chính sách bảo đảm an toàn cho phụ nữ, trẻ em; công tác phối hợp thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em. Những vấn đề mới nảy sinh tại địa phương, chưa có cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện, giải quyết. Phát huy vai trò, trách nhiệm của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Cụ thể:
      Trong ba 3 năm triển khai hoạt động đối thoại chính sách cấp xã cụm thôn, bản tại địa phương các cấp hội trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 93 cuộc đối thoại chính sách được ở cấp xã và cụm thôn bản ĐBKK, với 7.197 phụ nữ DTTS tham gia. Đây là lần đầu tiên hội viên phụ nữ trong tỉnh  được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, nói lên tiếng nói của chính mình trước lãnh đạo cấp ủy và Ủy ban nhân dân xã. Chị em phát biểu các ý kiến, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trả lời trực tiếp về các vấn đề đang được quan tâm nên các chị em rất phấn khởi và mong muốn sẽ có nhiều hội nghị như này được tổ chức để chị em được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình.
      Để phát huy vai trò làm chủ của phụ nữ thể hiện ở năng lực tham gia các cuộc đối thoại chính sách và năng lực khả năng của phụ nữ trong tham gia các hoạt động phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Hội LHPN tỉnh Sơn La chia sẻ một số kinh nghiệm sau:
      Thứ nhất: nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Cấp ủy, chính quyền địa phương, đây là yếu tố đầu tiên quan trọng đểchị em có thể nói lên tiếng nói của mình. Thực tế cho thấy nơi nào Cấp ủy quan tâm ban hành được quy chế tiếp thu giải trình những ý kiến kiến nghị thì nơi đó đối thoại chính sách có chất lượng, đạt hiệu quả cao.
      Thứ hai: hoạt động đối thoại chính sách đi vào thực chất, các cấp Hội cần chủ động lựa chọn những nội dung vấn đề bức xúc tại địa phương, có liên quan trực tiếp đến đến quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên phụ nữ, để xác định nội dung chủ đề đối thoại.
      Thứ ba: cán bộ Hội các cấp cần nắm vững và hiểu biết về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đồng thời thực hiện đúng quy trình nguyên tắc đối thoại, để tuyên truyền vận động hội viên phụ nữtham gia các cuộc họp dân, tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử, đóng góp ý kiến xây dựng hệ thống chính trị, tham gia góp ý văn bản chính sách của cấp ủy, chính quyền cùng cấp.
      Thứ tư: duy trì và phối hợp tổ chức thực hiện tốt công tác gặp gỡ đối thoại trực tiếp với chị em hội viên phụ nữ giữa những người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp; nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết...để góp phần kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc từ cơ sở.
      Trong thời gian tới Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục tuyên truyền, triển khai và làm tốt hơn nữa công tác phối hợp, nhằm giúp cho hội viên phụ nữ nắm và hiểu rõ các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia hưởng ứng các Phong trào thi đua; các Cuộc vận động, khâu đột phá và các nhiệm vụ trọng tâm của Hội; góp phần xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền và tổ chức Hội vững mạnh.
      Thông qua Hội nghị đối thoại khuyến khích hội viên phụ nữ thay đổi “nếp nghỉ, cách làm” trong đời sống gia đình và ngoài xã hội, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, tiếp cận những phương thức mới để nâng cao vai trò của phụ nữ ngoài xã hội, xóa bỏ định kiến giới, thực hiện đạt mục tiêu bình đẳng giới./.
Phương Loan
Gửi ý kiến về bài viết cho chúng tôi
Tin liên quan