Phụ nữ Sơn La 60 năm làm theo lời Bác

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La

            Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại, người thầy kính yêu của Đảng và nhân dân các dân tộc Việt Nam đã khen tặng phụ nữ Việt Nam “Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ ta trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Nêu cao trách nhiệm của mỗi phụ nữ, đặc biệt phụ nữ các dân tộc tỉnh Sơn La luôn thực hiện tốt lời dạy của Bác, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh và trường tồn.
Chị em phụ nữ càng hiểu sâu sắc trong những bước đường trưởng thành của mình đều có sự quan tâm sát sao, sự dìu dắt ân cần của Người. Sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại những biến đổi lớn trong đời sống chính trị, tinh thần và vật chất của phụ nữ các dân tộc Sơn La. Từ cuộc sống nô lệ, tủi nhục và tối tăm, chị em đã được làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước, quê hương, có cuộc sống tự do, thực hiện “Nam nữ bình quyền”.
            Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, thực hiện lời dạy của Bác, phụ nữ Sơn La vừa tích cực tăng gia sản xuất, đóng góp lương thực, thực phẩm cho chiến dịch, vừa tham gia tải đạn, tải gạo, tải thuốc, tải thương, phục vụ thương binh trong các bệnh viện dã chiến và phục vụ quân đội chiến đấu. Chỉ tính riêng trong chiến dịch Tây Bắc đã có 2.622 chị xung phong đi tiếp tế, vận tải lương thực, thực phẩm, đạn dược cho bộ đội chiến đấu. Chiến dịch thắng lợi, 50 chị em phụ nữ được Bộ Tổng tư lệnh khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phục vụ và chiến đấu. Đặc biệt, trong chiến dịch Điện Biên Phủ: tỉnh Sơn La có 7.622 chị tham gia sửa chữa lµm đường, suốt 6 tháng với 68.598 công. Chị em đã không quản gian khổ, hy sinh, tích cực tham gia cùng với nam giíi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm giao thông thông suốt trên các tuyến đường, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
          Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Lúc này, Sơn La bước vào xây dựng cuộc sống mới với bao khó khăn thử thách. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, chị em phụ nữ các dân tộc Sơn La đã đoàn kết, coi nhau như ruột thịt, cùng nhau khôi phục và phát triển kinh tế, bước đầu phát triển văn hóa, thực hiện xây dựng cuộc sống mới.
          Thực hiện phong trào khai hoang, phục hóa, chị em đã tham gia hàng triệu ngày công khai hoang ruộng nước, đào mương, đắp đập, đưa nước tưới tiêu cho đồng ruộng. Khắp các địa phương, cơ sở, chị em đã hăng hái tham gia thực hiện cải tiến công cụ, đưa giống mới vào gieo trồng, cày bừa kỹ, bón phân, làm cỏ, sục bùn, trồng bông dệt vải, tích cực chăn nuôi gia súc, gia cầm và hăng hái tham gia phong trào vệ sinh phòng chống dịch bệnh, xây dựng nếp sống văn hóa mới, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ. Đặc biệt, thời gian này, chị em rất tích cực đi học để xóa mù chữ, nhiều chị em lớn tuổi vẫn tham gia học tập.
          Ngày 7 tháng 5 năm 1959, nhân kỷ niệm 5 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 4 năm ngày thành lập khu tự trị Thái - Mèo, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn của Đảng và Chính phủ lên thăm Tây Bắc. Đồng bào Sơn La được vinh dự tổ chức mít - tinh đón Bác tại Thuận Châu. Thực hiện lời căn dặn của Người, phụ nữ các dân tộc Sơn La đã quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ, tích cực tham gia hoàn thành tốt cuộc vận động xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển sản xuất và kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). Cùng với những việc làm đó, chị em đã hăng hái tham gia cuộc vận động “Ba đảm nhiệm” (sau đổi thành Ba đảm đang) do Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động. Chị em đã ra sức thi đua đảm nhiệm công việc gia đình, sản xuất, công tác thay thế cho chồng con, anh em yên tâm đi chiến đấu, khuyến khích, động viên người thân tòng quân phục vụ chiến đấu lâu dài trong quân đội; đảm nhiệm phục vụ chiến đấu, tham gia dân quân tự vệ, luyện tập quân sự, sẵn sàng chiến đấu.
          Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phụ nữ các dân tộc Sơn La đã đoàn kết một lòng, thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với tám chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
          Tiếp tục phát huy hiệu quả phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”, xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam có lòng yêu nước, có sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo; có lối sống văn hóa và lòng nhân hậu góp phần thực hiện các nghị quyết của Đảng về xây dựng Đảng, xây dựng con người Việt Nam, thiết thực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. trong những năm qua, Hội LHPN tỉnh đã có những đóng góp quan trọng trong công tác xóa mù chữ cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh đặc biệt là với hội viên, phụ nữ; với trò tham mưu, đề xuất chính sách cho hội viên, phụ nữ, Hội LHPN tỉnh đã tham mưu cho Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 113/NQ-HĐND ngày 10/9/2015 về việc quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ, trẻ em gái học chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2015-2020. Trong 5 năm thực hiện (12.2015-3.2019) các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia các lớp xóa mù chữ; phối hợp với Sở Giáo dục – Đào tạo mở được 363 lớp xóa mù chữ và giáo dục sau khi biết chữ cho 10.805 phụ nữ và trẻ em gái tham gia học xóa mù chữ. Với nhận thức sâu sắc và cách làm dân chủ, khoa học, việc lựa chọn bốn phẩm chất là tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang là phù hợp hơn cả trong thời kỳ xây dựng đất nước. Các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, hội viên, phụ nữ về cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất, đạo đức, tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, nhằm tiếp tục giáo dục cho cán bộ hội viên phụ nữ về giá trị đạo đức truyền thống và định hướng cho chị em nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội; gắn 04 phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” với việc đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Nhiều mô hình CLB “Rèn luyện phẩm chất, đạo đức, tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” được thành lập và hoạt động hiệu quả, thu hút hàng trăm hội viên phụ nữ tham gia như huyện Mường La, huyện Quỳnh Nhai...Ngoài ra Hội phụ nữ các cấp chủ động phối hợp giải ngân các nguồn vốn, hỗ trợ và nhân diện các mô hình phát triển kinh tế tại địa phương điển hình như: mô hình trồng cây Thanh Long tại Thuận Châu; Bưởi da xanh huyện Mai Sơn; xoài huyện Yên Châu, nhãn Sông Mã, cam Phù Yên...; 12/12 huyện/thành phố có rất nhiều các mô hình phát triển chăn nuôi, gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả trên đất dốc...hàng năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
           Các cấp Hội phụ nữ tỉnh đã phát động, triển khai nhiều phong trào thi đua thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, gắn với lợi ích của các chi hội phụ nữ, như phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”; tham gia triển khai tích cực, hiệu quả việc thực hiện các chủ trương mới của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chủ trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cải tạo vườn tạp, trồng cây phân tán, trồng cây ăn quả trên đất dốc, gắn với việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới; thành lập các mô hình sản xuất phát triển kinh tế trên địa bàn của tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có 866 mô hình phát triển kinh tế như mô hình: nuôi dê sinh sản; nuôi bò sinh sản, nuôi cá nước ngọt, nuôi gà lai ri.....; phối hợp thành lập các tổ liên kết, các hợp tác xã, toàn tỉnh có hơn 70 HTX do phụ nữ làm chủ, như: Hợp tác xã trồng rau sạch an toàn, sản xuất rượu chuối, nhà nghỉ cộng đồng và ẩm thực địa phương, HTX trái cây bản ôn…; hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế gia đình, các cấp Hội đã nỗ lực triển khai Khâu đột phá về “xoá đói giảm nghèo cho phụ nữ” và đã đạt kết quả tích cực; chỉ trong 5 năm  (2014-2018) tập trung mở được 1.844  lớp với 80.732 học viên được tham gia lớp tập huấn về nghiệp vụ vay vốn; phối hợp mở 366 lớp dạy nghề cho 17.370 chị. Ngoài ra để giúp các hộ phụ nữ nghèo vươn lên trong cuộc sống, hội viên phụ nữ trong tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau,  tuyên truyền vận động, hỗ trợ giúp đỡ được 76.503 ngày công, 172.388 con, cây giống các loại. Các cấp Hội vận động hội viên tham gia quyên góp, ủng hộ sửa chữa “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo; từ năm 2004 đến năm 2018 đã hỗ trợ xây dựng được 230 nhà “Mái ấm tình thương” trị giá hơn 3 tỷ đồng; phối hợp xây dựng được hơn 4.000 nhà “Đại đoàn kết”. Phối hợp với ngành khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi gà, bò chất lượng cao, trồng nấm, trồng ngô, khoai tây, chế biến đậu nành, duy trì các câu lạc bộ "phụ nữ với công tác khuyến nông", mô hình nuôi cá lồng, phát triển mới mô hình "tổ phụ nữ tự tin phát triển kinh tế"...kết quả toàn tỉnh đã tổ chức được 869 lớp với 43.448 học viên tham gia.
Tổ chức thực hiện công tác Đối ngoại nhân dân trong các cấp Hội. Vận động Hội LHPN các xã Biên giới tiếp tục xây dựng mô hình “Tổ phụ nữ bảo vệ đường biên mốc giới”, thực hiện tốt Quy chế biên giới Quốc gia, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên phụ nữ thuộc các xã Biên giới, thực hiện hiệu quả “Chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương”. Tham gia thực hiện có hiệu quả một số Dự án do các tổ chức nước ngoài tài trợ, đảm bảo đúng nguyên tắc đối ngoại của tỉnh. Triển khai có hiệu quả các hoạt động đã ký kết thỏa thuận, tăng cường giao lưu văn hóa, văn nghệ nhân dịp lễ tết, góp phần quan trọng củng cố tình hữu nghị và hợp tác quốc tế.
   
       Thực hiện lời dạy của Bác, phong trào phụ nữ Sơn La đã trưởng thành nhanh chóng, toàn tỉnh từ chỗ chưa có tổ chức Hội, sau 60 năm thành lập đến nay đã có 204 tổ chức cơ sở hội, với 3.361 chi hội (không có bản trắng chi hội), 230.138 hội viên (trong đó hội viên là nữ cán bộ, công chức, viên chức 27.000 chị). Từ chỗ chị em phụ nữ đa số chưa biết chữ, đến nay, hưởng ứng phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, “giỏi việc trường, đảm việc nhà”, với tỷ lệ 68,76% đội ngũ giáo viên nữ đã đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Tỷ lệ giảng viên nữ có trình độ cao ngày càng tăng, toàn tỉnh có 320 chị có trình độ thạc sỹ, 28 chị có trình độ tiến sỹ, Phó Giáo sư; 23 chị được cấp bằng lao động sáng tạo, 14 chị là nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sỹ ưu tú; hàng ngàn chị có trình độ đại học, cao đẳng. Nhiều chị đã được giao giữ trọng trách trên các lĩnh vực khác nhau đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
           Những kết quả đạt được và sự trưởng thành của phong trào phụ nữ Sơn La đều đã gắn với những thành tích chung của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Điều đó đã khẳng định sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành đối với phụ nữ, chứng tỏ khả năng tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và đó cũng là thể hiện sự quyết tâm phấn đấu “Thực hiện nam nữ bình quyền”, từng bước đưa “Miền núi tiến kịp miền xuôi” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
           Trong thời gian tới, mặc dù Sơn La còn đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách nhưng phụ nữ các dân tộc Sơn La quyết tâm làm theo lời Bác Hồ dạy, luôn đồng lòng nêu cao truyền thống phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, thực hiện hiệu quả phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với thực hiện có hiệu quả 02 cuộc vận động "xây dựng gia đình 5 không 3 sạch" và rèn luyện 4 phẩm chất “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” và thực hiện tốt 3 nhiệm vụ trọng tâm của Hội mà Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XII đã đề ra; chung sức, chung lòng phấn đấu vươn lên về mọi mặt để phát huy và khai thác các thế mạnh về kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “Sớm xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc”, đáp ứng với lòng mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đồng bào các dân tộc Tây Bắc, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã, đang và sẽ mãi là khẩu hiệu hành động khắc sâu vào tiềm thức hàng ngày của mỗi phụ nữ Sơn La./.


Ban Tuyên giáo –Hội LHPN tỉnh
Gửi ý kiến về bài viết cho chúng tôi
Tin liên quan